Doanh nghiệp cần thay đổi cách tiếp cận về chuyển đổi số
Trong cuộc đua chuyển đổi số, doanh nghiệp cần chú ý đến việc tối ưu chi phí vận hành cũng như chuỗi giá trị, không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng. Hiện nay, dữ liệu đang trở thành yếu tố nền tảng.

Chuyển đổi số là một hành trình tốn kém và phức tạp, nhất là với các doanh nghiệp truyền thống đã vận hành theo một phương cách truyền thống hàng chục năm.

Bước đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp nào có thể làm là đưa các thông tin, quy trình, công việc, dữ liệu của mình lên môi trường số. Tuy rằng hiện có rất nhiều phần mềm chuyên dụng giúp lưu trữ dữ liệu dễ dàng hơn nhưng điều này đòi hỏi sự chủ động trong việc thay đổi thói quen của toàn bộ doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp mua một phần mềm quản lý hoạt động bán và chăm sóc khách hàng nhưng nhân viên không cập nhật thông tin lên phần mềm thì quá trình “số hóa” gần như không mang lại hiệu quả.

Phần lớn các phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay dưới hình thức SaaS (Software as a Service) đều cung cấp tính năng báo cáo theo thời gian thực để nhà quản lý nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp ở bất kỳ thời điểm nào. Sau quá trình tối ưu dựa trên dữ liệu được số hóa, doanh nghiệp có thể bước sang “chuyển đổi” một mô hình kinh doanh mới, một cách thức vận hành mới. Chẳng hạn khi đánh giá được số lượng khách hàng mua online nhiều hơn số khách mua tại cửa hàng, doanh nghiệp sẽ quyết định chuyển đổi toàn bộ mô hình lên online và tối ưu các trải nghiệm mua sắm trực tuyến với công nghệ VR, thanh toán điện tử.

Đối với doanh nghiệp ngành bán lẻ, công nghệ và việc số hóa mọi hoạt động sẽ giảm thiểu chi phí vận hành, tăng doanh số cho kênh phân phối. (Ảnh minh họa: Internet)

Chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chắc chắn phải đổi đầu với nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi số như: thiếu hụt nguồn lực, rào cản văn hóa, ít đơn vị cung cấp... Do đó, phải có tầm nhìn, sự quyết liệt từ phía lãnh đạo, cùng với đơn vị đối tác công nghệ chiến lược đáng tin cậy.

 Đối với doanh nghiệp ngành bán lẻ, công nghệ và việc số hóa mọi hoạt động sẽ giảm thiểu chi phí vận hành, tăng doanh số cho kênh phân phối. Từ đó, tăng nguồn vốn lưu động, tăng doanh thu doanh nghiệp, giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt nguồn vốn trong những thời điểm kinh doanh trì trệ bởi đại dịch.

 Hiện nay, Chính phủ đang triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025 thông qua việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp. Mục tiêu là đến năm 2025, 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 100 nghìn doanh nghiệp được nhận các hỗ trợ từ chương trình; 100 doanh nghiệp được hỗ trợ là các thành công điển hình trong chuyển đổi số, hướng tới các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn thúc đẩy chuyển đổi số.

Theo https://ictnews.vietnamnet.vn/

1 2 
Thông báo
Báo cáo - thống kê
Videos

 

lượt truy cập
  • Tất cả: 77759152

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Sóc Trăng - Điện thoại: 0299.3822339 - Fax: 0299.3820473 - Email: phonghanhchinh-soctrang@chinhphu.vn
Đơn vị quản lý: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng
Giấy phép số 01/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22/9/2021.
Điện thoại Ban biên tập: 02993.626252 - Email: banbientap@soctrang.gov.vn
Địa chỉ: 56 Lê Duẩn - Phường 3 - Tp Sóc Trăng.
@ Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng" khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin này.